Hotline : 02583 978585

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NHỰA SINH HỌC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT (P1)

Friday, 19/01/2024, 13:48 GMT+7

1. Nhựa sinh học từ đậu nành đã được chế tạo để làm tấm thân ô tô xe Ford kể từ những năm 1930.

2. Một số loại nhựa sinh học dùng để đóng gói thực phẩm có thể ăn được. Thậm chí chúng còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, do được làm từ các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ protein hoặc tinh bột.

3. Nhựa sinh học từ PHA có thể chế tạo thành những thiết bị y tế cấy ghép an toàn trong cơ thể nhờ tính tương thích sinh học của nó.

4. Tảo đang được xem là một trong số vật liệu tiềm năng để sản xuất nhựa sinh học ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thời trang. Một số nhãn hiệu thời trang đã và đang tạo ra những sản phẩm thời trang bền vững từ nhựa sinh học từ tảo. Chẳng hạn như váy đính sequin ấn tượng của Pyrates.

dress_09.jpg__3394x5091_q85_crop_subsampling-2_upscale

5. Năm 2013, một học sinh trung học tên Elif Bilgin (16 tuổi) đến từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã giành được giải thưởng Khoa học Hành động, trị giá 50 000 đô-la, nhờ ý tưởng sản xuất nhựa sinh học từ vỏ chuối. Elif đã tìm ra một quy trình hóa học để biến vỏ chuối thành một loại nhựa sinh học bền bỉ. Ý tưởng này giúp mang lại giải pháp giảm chất thải và sự phụ thuộc vào dầu mỏ để sản xuất nhựa.  

Elif_Bilgin

6. Nhựa sinh học có thể được làm từ rác thải. Rác thải này có thể là rác thải thực vật hoặc các loại rác thải sinh học khác (chẳng hạn khí sinh học).

7. Dầu chiên đã qua sử dụng có thể biến thành nhựa sinh học. Loại dầu này được xem là nguồn polyhydroxybutyrate hứa hẹn để sản xuất nhựa sinh học.

frying-oil-bioplastics

8. Hạt bơ đang trở thành một vật liệu tiềm năng để sản xuất ống hút phân hủy sinh học.

Biofase - một công ty có trụ sở tại Michoacán, đang biến 15000 tấn hạt bơ thành nhựa sinh học mỗi ngày. Ý tưởng và quy trình này đến từ Scott Mungía - người sáng lập của Biofase, sau nhiều năm “thử và sai” và nhận ra hạt bơ là một nguyên liệu thô hoàn hảo để sản xuất nhựa sinh học.

bio-plastic_straws

9. Nhựa sinh học từ vỏ tôm

Vỏ tôm có thể được sử dụng để sản xuất nhựa sinh học, nhờ chúng có chứa một loại polyme sinh học gọi là chitin.

Một nữ sinh trung học tên Angeline Arora (trường Trung học Nữ sinh Sydney) đã nghĩ ra phương pháp nghiền vỏ tôm thành bột, ngâm trong axit, sau đó dùng kiềm để loại bỏ “chất gây ô nhiễm” để thu được chitin nguyên chất. Sau đó, chitin được trộn với fibroin (một loại protein từ tơ nhện) và được ép tạo thành những tấm nhựa sinh học mỏng.