Hotline : 02583 978585

NHỮNG SỰ THẬT VỀ NHỰA SINH HỌC (Phần 1)

Thursday, 23/11/2023, 12:08 GMT+7

1. Nhựa sinh học có thể là nhựa có nguồn gốc sinh học, nhựa có thể phân hủy sinh học hoặc cả hai.

2. Nhựa sinh học không chỉ được làm từ thực phẩm (như củ, quả), mà còn có thể được làm từ chất thải hữu cơ.

3. Không phải mọi loại nhựa sinh học đều có nguồn gốc sinh học. Một số loại nhựa sinh học có khả năng phân hủy sinh học (Biodegradable plastic) như PBAT, PCL, PBS, PEF,… lại có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch.

4. Không phải mọi loại nhựa sinh học đều có khả năng phân hủy sinh học. Đặc tính phân hủy sinh học của nhựa sinh học không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vật liệu, mà liên quan đến cấu trúc và thành phần của loại nhựa đó. Một số loại nhựa có nguồn gốc sinh học (Bio-based plastic) hoàn toàn không có khả năng phân hủy sinh học mà chỉ là phân rã.

5. Tuyên bố về khả năng phân hủy hoặc phân hủy sinh học của nhựa sinh học đều cần phải chính xác và liên quan rõ ràng đến các điều kiện áp dụng các đặc tính.

6. Sự ra đời của loại nhựa sinh học đầu tiên - polyhydroxybutyrate (PHB) vào năm 1926 không được đánh giá cao bởi thời điểm đó dầu mỏ rất rẻ và dồi dào. Cho đến khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào giữa những năm 1970, các sản phẩm nhựa sinh học thay thế nhựa từ dầu mỏ mới thực sự bắt đầu được quan tâm.  

7. Nhựa sinh học không phải chỉ có tác động tích cực đến môi trường. Việc sản xuất nhựa sinh học cũng mang đến những lo ngại đáng kể về môi trường như sử dụng đất, nước; hiện tượng phú dưỡng, axit hóa;…

8. Ứng dụng của nhựa sinh học vô cùng rộng rãi. Từ bao bì, dịch vụ thực phẩm, nông nghiệp - cảnh quan đến y tế, điện tử, ô tô,…   

9. Hiện tại, nhựa sinh học chỉ đang chiếm một lượng nhỏ sản lượng nhựa toàn cầu. Theo số liệu, tính đến năm 2018, nhựa sinh học chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng nhựa toàn cầu.

10. Hiện tại, nhựa sinh học tương đối đắt. Chẳng hạn như PLA có thể đắt hơn từ 20-50% so với các vật liệu tương đương.