Hotline : 02583 978585

TÁC ĐỘNG CỦA VƯỜN RỪNG - NÔNG LÂM KẾT HỢP TRONG VIỆC CHỐNG LẠI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thursday, 27/07/2023, 16:03 GMT+7

Nông nghiệp vườn rừng hay còn gọi là nông lâm kết hợp, là một mô hình nông nghiệp bền vững và được ghi nhận là mang lại nhiều lợi ích tích cực đến môi trường. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp này có tầm quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Cùng tìm hiểu xem mô hình nông nghiệp này đem đến những tác động đáng kinh ngạc nào đối với việc hướng tới chống biến đổi khí hậu nhé!

1. Phủ xanh đất trống, đồi trọc:

Một trong những đặc trưng vườn rừng là mật độ cây trồng cao với các loài thực vật đa dạng. Các khu vực thực hiện các dự án nông nghiệp vườn rừng cho thấy các mảng đất trống dần được phủ xanh. Qua thời gian, vườn rừng dần được lấp đầy bởi vô số các loài cây cối. Từ trên cao nhìn xuống những mảng đất trống, đồi trọc dần đã được thay thế bằng những dải màu xanh mát bất tận, giống như một khu rừng.

2. Cải tạo đất:

Nguyên tắc giữ đất luôn được bao phủ của nông nghiệp vườn rừng khuyến khích các loài cây cỏ bản địa sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên. Cỏ phủ giúp duy trì độ ẩm; giữ đất khỏi xói mòn, rửa trôi; cũng như tạo ra môi trường sống ổn định cho các loài vi sinh vật trong lòng đất. Bên cạnh đó, các loài họ đậu bản địa còn giúp cố định đạm để tạo ra nguồn dinh dưỡng cho đất. Thông qua việc cắt tỉa, đất còn được bổ sung trở lại một nguồn chất hữu cơ lớn từ cây cỏ, cành lá hoai mục.

Khác với mô hình nông nghiệp truyền thống, càng canh tác càng lấy đi dinh dưỡng của đất, mô hình nông nghiệp vườn rừng ngày càng bồi đắp thêm cho đất sự màu mỡ. Đây chính là một trong những điều đặc biệt của mô hình nông nghiệp này.

Việc cải tạo đất góp phần rất lớn vào tạo điều kiện để các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ, hướng tới thúc đẩy tăng tính đa dạng sinh học.

3. Tăng cường đa dạng sinh học:

Việc phân tầng và lấp đầy không gian các tầng tán với vô số loài sinh vật tương ứng với nhu cầu ánh sáng của chúng, cũng như tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, dinh dưỡng,... tạo ra một hệ sinh thái đa dạng cho vườn rừng. Việc khởi đầu từ sự mô phỏng và hướng tới trở thành một khu rừng tự nhiên thực sự, khiến cho một khu vườn rừng đích thực có thể có mức độ đa dạng sinh học không thua kém gì so với một khu rừng tự nhiên có quy mô tương đương.  

4. Điều hòa vi khí hậu: thanh lọc khí quyển, hỗ trợ chu trình nước, tăng lượng mưa trung bình.

Mật độ cây trồng cao trong vườn rừng giúp hấp thụ lượng lớn CO2 và tạo ra một lượng O2 lớn trong khí quyển. Điều này giúp thanh lọc bầu không khí. O2 nhiều hơn cũng đồng nghĩa với lượng nước được tạo ra nhiều hơn bên trong hệ thống. Một số mô hình vườn rừng (như của Ernst Gotsch) được ghi nhận là làm tăng lượng mưa trung bình hằng năm của khu vực, từ đó góp phần vào việc điều hòa vi khí hậu.

Vườn rừng một lần nữa đưa con người trở về gần hơn với thiên nhiên. Và thật tuyệt vời khi nói rằng, một lần bước vườn một khu vườn rừng chính là một lần du hành vào thế giới màu xanh.

Vườn rừng không chỉ là một mô hình nông nghiệp, mà còn là một lối sống nhân văn và khai phóng!