TÓM LƯỢC MỘT SỐ Ý KIẾN CHO THẤY TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VƯỜN RỪNG (Phần 1)
Friday, 08/09/2023, 11:08 GMT+7
- Mô hình vườn rừng có thể áp dụng ở bất kì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nào. Các nguyên tắc thực hành cho nông lâm kết hợp có tính phổ quát cao, dù cho đó là một trang trại rộng hằng trăm ha hay là một mảnh vườn nhỏ vài chục mét vuông.
- Quan niệm của vườn rừng là không có đất nào là đất xấu cả. Thành phần và chất lượng của đất sẽ được chuyển hóa qua thời gian, thông qua các hoạt động cải tạo đất như cây họ đậu, sinh khối từ cắt tỉa, phân chuồng,...
- Nông lâm kết hợp hoàn toàn không sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu hóa học. Thay vào đó, mô hình nông nghiệp này ưu tiên sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học tự nhiên có thể tạo ra từ chính trong hệ thống.
- Không có kẻ thù, hãy biến nó thành thành phần hợp tác. Chẳng hạn như cỏ dại. Đối với nông nghiệp truyền thống, cỏ dại là kẻ thù và cần phải tiêu diệt. Tuy nhiên, trong nông lâm kết hợp, cỏ dại là đồng minh khi mang lại những lợi ích như che phủ đất, giữ ẩm, giảm thoát hơi nước, nuôi dưỡng các vi sinh vật dưới mặt đất,…
- Tính đa dạng trong vườn rừng đưa tới khả năng mỗi loài có thể tìm thấy một vị trí thích hợp của chúng trong hệ sinh thái này. Thay vì cạnh tranh khi độc canh thuần loài, tính đa dạng giúp các loài trở thành đồng minh, hợp tác với nhau cũng như cùng chia sẻ các nguồn tài nguyên.
- Là mô hình nông nghiệp dựa vào chuyển hóa chất và năng lượng nội tại, hơn là dựa vào đầu vào từ bên ngoài.
- Bồi đắp và phát triển các tài nguyên sẵn có trong hệ thống, thay vì tìm kiếm và khai thác tài nguyên từ bên ngoài. Khác với các mô hình nông nghiệp khác, liên tục phải lấy thêm tài nguyên từ bên ngoài để vận hành hệ thống, nông lâm kết hợp tối ưu hóa đồng thời tái tạo các nguồn tài nguyên có sẵn trong hệ thống để vận hành thông qua sự đồng bộ hóa dựa trên quy luật của tự nhiên.
- Các động lực và hoạt động của hệ thống nông lâm kết hợp được xây dựng tương tự như hệ sinh thái tự nhiên ở thời điểm ban đầu.
- Sử dụng tối thiểu tài nguyên để tối đa lợi nhuận.
- Dựa vào quy luật tự nhiên để vận hành việc canh tác nông nghiệp, thông qua việc đồng bộ hóa với “tính năng động của rừng”.
- Vừa sản xuất thực phẩm, vừa khôi phục sự màu mỡ của đất, vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Tạo ra sự phát triển bền vững bao gồm cả yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.