Từ chối nhựa một lần:
2. Nói không với túi nilon một lần.
3. Không sử dụng màng bọc thực phẩm.
Giảm thiểu nhựa:
5. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể dạng bánh/thanh, thay vì chai nhựa.
6. Mua rau quả tươi, thay vì loại chế biến sẵn, để giảm bao bì nhựa.
7. Chuyển đổi các vật dụng bằng nhựa trong nhà bếp thành vật liệu có nguồn gốc thân thiện với môi trường hơn.
8. Mua hàng tại các cửa hàng Zero Waste.
9. Khi mua hàng trực tuyến, hãy ưu tiên những shop đóng gói bằng bao bì thân thiện môi trường.
10. Nếu phải sử dụng bao bì, hãy ưu tiên bao bì làm từ giấy hoặc nhựa có thể phân hủy sinh học.
11. Lựa chọn những nhãn hàng có chương trình refill lại sản phẩm.
12. Giặt sạch, phơi khô bao bì nhựa để tái sử dụng cho những lần sau.
Ưu tiên vật dụng có khả năng tái sử dụng:
13. Sử dụng túi vải, túi lưới hoặc túi dày bền chắc có thể tái sử dụng để mua sắm.
14. Mang theo hộp đựng riêng để đựng thịt hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
15. Đầu tư máy lọc nước thay vì mua nước đóng chai.
16. Sử dụng bình nước làm từ vật liệu bền vững và có thể tái sử dụng.
17. Mang theo hộp đựng cơm và dụng cụ ăn uống có thể tái sử dụng để mua cơm trưa hoặc đựng cơm từ nhà mang đi.
18. Dùng lược gỗ, thay vì lược nhựa.
19. Dùng bàn chải tre, thay vì bàn chải thân nhựa.
20. Dùng móc treo quần áo bằng gỗ hoặc kim loại, thay vì nhựa.
21. Sử dụng miếng bông có thể tái sử dụng để tẩy trang.
22. Sử dụng khăn tay bằng vải, thay vì khăn giấy.
23. Sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang có thể tái sử dụng, thay vì khẩu trang dùng một lần.
24. Khi đi du lịch hãy mang theo bình nước riêng.
25. Lưu ý tới khả năng tái sử dụng và tái chế của một món đồ, trước khi mua chúng.
Tiêu dùng bền vững:
26. Sử dụng quần áo làm từ vật liệu hữu cơ như bông, lanh,… thay vì làm từ sợi tổng hợp có chứa nylon, polyester,…
27. Không sử dụng mỹ phẩm có thành phần chứa hạt vi nhựa.
28. Sử dụng nội thất bền vững.
29. Mua lại quần áo cũ.
Sửa chữa và tái chế:
30. Trang bị kỹ năng may vá cơ bản để sửa lại những hư hỏng nhỏ của quần áo như tụt chỉ, bong cúc,…
31. Sửa chữa các thiết bị của bạn, thay vì mua mới.
32. Thu gom chai nhựa, rác thải nhựa để bán phế liệu, đưa chúng quay trở lại vòng tái chế.
33. Tái chế nhựa thành những món đồ sáng tạo hữu ích.
Tự làm:
34. Tự làm chất tẩy rửa (nước rửa bát, nước lau sàn,…) và các sản phẩm chăm sóc (sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết,..).
35. Tự trồng rau quả trong vườn hoặc ban công nhà bạn, để giảm mua thực phẩm và nhận bao bì từ thực phẩm.
36. Tự làm các loại nước uống, sinh tố, nước ép,…
37. Nấu ăn tại nhà nhiều hơn.
Trên đây là một số gợi ý về cách làm giảm rác thải nhựa trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể thử áp dụng và bắt đầu cuộc sống xanh và bền vững nhé!