1. Sự ra đời của một trong những loại nhựa sinh học đầu tiên - polyhydroxybutyrate (PHB) vào năm 1926 không được đánh giá cao, bởi thời điểm đó dầu mỏ rất rẻ và dồi dào. Các sản phẩm nhựa sinh học thay thế nhựa từ dầu mỏ chỉ thực sự bắt đầu được quan tâm, kể từ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào giữa những năm 1970.
2. Không có sự gia tăng thực sự về lượng khí CO2 từ các vật liệu nhựa sinh học có nguồn gốc sinh khối, khi chúng phân hủy. Bởi chúng chỉ đơn giản là trả lại lượng carbon mà chúng đã hút trong quá trình sinh trưởng.
3. Nhựa sinh học có nguồn gốc sinh học được cho là không chứa biphenol A (BPA) - một chất gây rối loạn nội tiết tố.
4. Hai loại nhựa sinh học phổ biến nhất là PHA và PLA. Chúng vừa có nguồn gốc sinh học, vừa có thể phân hủy sinh học (Bio-based and biodegradable plastic). Tuy nhiên, cả hai chưa được sử dụng quá rộng rãi, bởi chúng tốn nhiều chi phí sản xuất hơn so với nhựa tổng hợp.
5. Nhựa sinh học có thể được trộn với nhau, và với các chất phụ gia khác theo những tỷ lệ nhất định để tạo ra loại nhựa sinh học phù hợp với các ứng dụng cụ thể.
6. Nhựa sinh học có thể thay thế hầu hết các loại nhựa tổng hợp trong các ứng dụng của chúng. Chỉ riêng PHA, do tính đa dạng của mình, có thể thay thế nhiều loại nhựa tổng hợp như polyethylene, polypropylene, polystyrene, PVC, PET,… trong nhiều ứng dụng của chúng.
7. Đặc tính phân hủy sinh học của nhựa sinh học không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vật liệu, mà liên quan đến cấu trúc và thành phần của loại nhựa đó. Một số loại nhựa có nguồn gốc sinh học (Bio-based plastic) hoàn toàn không có khả năng phân hủy sinh học mà chỉ là phân rã.
8. Nhựa sinh học có thể bị vi sinh vật phân hủy nhanh chóng nhưng bạn không thể vứt hoặc chôn chúng. Chúng cần được xử lý trong điều kiện kiểm soát ở các cơ sở ủ phân công nghiệp nhất định.
9. Hầu hết các loại nhựa sinh học nói chung vẫn còn đang hạn chế về các cơ sở xử lý và tái chế công nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.