26. Hạn chế sử dụng túi nilon.
27. Hạn chế sử dụng chai nhựa 1 lần.
28. Hạn chế sử dụng màng bọc thực phẩm. Thay vào đó, có thể bảo quản thực phẩm bằng hộp kín.
29. Hạn chế sử dụng nước nóng.
30. Luôn có sẵn một chiếc túi to-dày-bền mỗi khi đi mua sắm, để có thể đựng tất cả mọi thứ.
31. Sử dụng nhựa sinh học tự hủy, thay vì nhựa thông thường.
32. Sử dụng vải sợi từ thực vật thay vì vải nylon.
33. Sử dụng quy tắc “móc treo” để quản lý và tối giản số lượng quần áo của mình.
34. Sử dụng nước giặt từ nguyên liệu thiên nhiên.
35. Rửa sạch và hong khô các chai lọ thủy tinh để tái sử dụng đựng các vật phẩm trong gia đình.
36. Tận dụng ánh sáng mặt trời vào ban ngày, thay vì đèn chiếu sáng.
37. Sử dụng đèn huỳnh quang để tiết kiệm điện hơn, thay vì đèn sợi tóc.
38. Rút các phích cắm (quạt, đèn ngủ,...) ở chế độ chờ khi không sử dụng.
39. In hai mặt thay vì một mặt để tiết kiệm giấy.
40. Tận dụng lại mặt trắng của tài liệu không sử dụng nữa, đóng tập để làm nháp hay ghi chép linh tinh.
41. Bán hoặc cho lại sách cũ.
42. Đi bộ hoặc đi xe đạp giữa hai địa điểm cách gần nhau, thay vì đi các phương tiện sử dụng xăng, dầu.
43. Lấy vừa đủ thức ăn ở tiệc buffet.
44. Nấu vừa đủ thức ăn cho bữa ăn gia đình.
45. Cân nhắc mỗi khi muốn mua một món đồ mới.
46. Ưu tiên mua các sản phẩm địa phương, nội địa để giảm năng lượng và khí thải do vận chuyển.
47. Mua chung đơn hàng với người thân, bạn bè để giảm chi phí vận chuyển.
48. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng và thanh lý định kì. Cho hoặc bán lại những vật dụng không cần thiết.
49. Tự trồng các loại rau dễ chăm sóc để giảm bớt nhu cầu mua thực phẩm và lãng phí năng lượng do vận chuyển.
50. Sáng tạo những món đồ bỏ đi thành những món đồ mới hữu ích.