Nhựa sinh học có được làm từ 100% nguyên liệu thực vật không?
Không phải mọi loại nhựa sinh học đều có nguồn gốc thực vật hoàn toàn. Một số loại nhựa sinh học như Bio-PE, Bio-PP, Bio-PET hoặc Bio-PVC có thể được làm từ sự kết hợp dựa trên sinh học lẫn hóa dầu.
Sử dụng các loại cây phi lương thực để làm nguyên liệu cho nhựa sinh học có khả thi không?
Mặc dù, hiện tại nhựa sinh học chủ yếu được sản xuất từ các cây lương thực. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nhựa sinh học đang nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển nhằm đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sinh học. Cây phi lương thực được xem là một trong những lựa chọn tương lai của nhựa sinh học. Sử dụng các cây trồng phi lương thực, đặc biệt là sản xuất đường xenlulo và etanol nói riêng, được coi là một phương pháp công nghệ đầy hứa hẹn. Xu hướng này cũng được xem là tất yếu để duy trì việc sản xuất hiệu quả.
Nhựa sinh học có được làm từ cây trồng biến đổi gen không?
Một số loại nhựa sinh học có sử dụng cây trồng biến đổi gen làm nguyên liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng cây trồng biến đổi gen không phải là một yêu cầu kĩ thuật bắt buộc để sản xuất bất kì loại nhựa sinh học nào. Trong trường hợp nhựa sinh học được làm từ nguyên liệu biến đổi gen thì quá trình xử lí nhiều giai đoạn và nhiệt độ cao trong sản xuất nhựa sinh học cũng sẽ loại bỏ hết mọi dấu của vật liệu di truyền. Vì vậy, các sản phẩm nhựa sinh học cuối cùng đảm bảo không còn vật liệu di truyền nữa và an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm.
Tính chất của nhựa sinh học so với nhựa thông thường?
Nhựa sinh học hiện có các đặc tính tương tự như nhựa thông thường. Đồng thời, chúng còn mang lại một số ưu điểm bổ sung như khả năng phân hủy, thoáng khí tự nhiên,… Nhựa sinh học cũng đang được cải thiện liên tục về các đặc điểm như tăng khả năng chịu nhiệt, độ cứng, tính linh hoạt cao hơn, độ bền được cải thiện,…
Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học được không?
Không phải mọi loại nhựa sinh học đều có thể phân hủy sinh học. Một số loại nhựa sinh học có nguồn gốc sinh học nhưng không phân hủy sinh học. Cần phân biệt giữa hai khái niệm “có thể phân hủy sinh học” và “có thể phân hủy”.
Nhựa sinh học có thể tái chế được không?
Không phải tất cả nhựa sinh học đều có thể tái chế, chỉ một số trong chúng có thể tái chế.
Nhựa sinh học có tốt hơn cho môi trường so với nhựa thông thường không?
Các loại nhựa sinh học được ghi nhận là giúp giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo và góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Theo ước tính, đến năm 2030, nếu 2/3 nhựa thông thường trên toàn cầu được thay thế bằng nhựa sinh học thì lượng khí thải nhà kính giảm đi tương đương với việc loại bỏ năng lượng được sử dụng hằng năm của hơn 80 triệu ngôi nhà.