Có phải tất cả các vật liệu/sản phẩm nhựa sinh học đều có thể phân hủy sinh học được hay không?
Không phải mọi loại nhựa sinh học đều có khả năng phân hủy sinh học. Đặc tính phân hủy sinh học của nhựa sinh học không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vật liệu, mà liên quan đến cấu trúc và thành phần của loại nhựa đó.
Chẳng hạn như, một số loại nhựa sinh học có khả năng phân hủy sinh học (Biodegradable plastic) như PBAT, PCL, PBS, PEF,… lại có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch. Trong khi, một số loại nhựa có nguồn gốc sinh học (Bio-based plastic) như Bio-PE, Bio-PET,… lại hoàn toàn không có khả năng phân hủy sinh học mà chỉ là phân rã.
Sự khác nhau giữa “có thể phân hủy sinh học” và “có thể phân hủy”?
Phân hủy sinh học là một quá trình hóa học trong đó vật liệu được chuyển hóa thành CO2, nước và sinh khối với sự trợ giúp của vi sinh vật. Quá trình phân hủy sinh học phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định như nhiệt độ, độ ẩm,… Nhựa phân hủy sinh học là loại nhựa bị phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn hoặc tảo.
Điều quan trọng cần lưu ý là nhựa có khả năng phân hủy sinh học không có nghĩa là nó luôn được làm từ vật liệu có thể tái tạo.
“Có thể phân hủy” là một phần của phân hủy sinh học. Nhựa có thể phân hủy là loại nhựa trong quá trình ủ phân tạo ra nước, CO2 và phân trộn, mà không tạo ra bất kì loại tài nguyên độc hại hoặc vi nhựa nào. Các tiêu chuẩn chứng nhận yêu cầu các mốc thời gian cụ thể để các sản phẩm được gọi là có thể phân hủy được.
Việc sản xuất nhựa sinh học có cạnh tranh với việc sản xuất thực phẩm hay không?
Theo ước tính, diện tích để sản xuất nguyên liệu nhựa sinh học chỉ chiếm 0,02% diện tích nông nghiệp toàn cầu (theo số liệu của Viện Nhựa sinh học và vật liệu tổng hợp sinh học (The Institute for Bioplastics and biocomposites)). Điều này cho thấy không có sự cạnh tranh giữa việc trồng nguyên liệu để sản xuất nhựa sinh học với sản xuất lương thực, thực phẩm.
Nhựa sinh học có chứa các chất độc hại như Bisphenol A không?
Hiệp hội nhựa châu Âu (European Bioplastics) và các thành viên cam kết tránh sử dụng các chất có hại trong sản phẩm của họ. Tuy nhiên, nhựa sinh học đa dạng với hàng nghìn công thức khác nhau. Vì vậy, thông tin cụ thể về một vật liệu hoặc một sản phẩm nhất định chỉ có thể lấy từ nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu thương hiệu riêng lẻ sử dụng vật liệu đó.
Các giải pháp cuối đời đối với nhựa sinh học là gì?
Tương tự như nhựa thông thường, các giải pháp cuối đời của nhựa sinh học phụ thuộc vào loại nhựa sinh học, ứng dụng và cơ sở hạ tầng sẵn có ở địa phương nơi sản phẩm được thu hồi. Tuy nhiên, có bốn giải pháp cuối đời phổ biến dành cho nhựa sinh học, đó là chôn lấp, đốt, ủ phân và tái chế.
Nhựa sinh học có làm “ô nhiễm” dòng chất thải cơ học không?
Nhựa sinh học cũng cần được tái chế riêng biệt (theo loại, dòng), tương tự như nhựa sinh học. Các loại nhựa sinh học có sẵn dòng tái chế (VD: Bio-PE, Bio-PET) có thể được dễ dàng tái chế cùng với các loại nhựa thông thường tương ứng của chúng (PE, PET). Trong khi, các loại nhựa sinh học chưa tồn tại dòng riêng biệt, rất khó có thể đưa vào dòng tái chế cơ học do quy trình phân loại và xử lý phức tạp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng PLA không làm ô nhiễm các dòng nhựa tái chế các loại nhựa truyền thống khác.