Hotline : 02583 978585

MỘT SỐ ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ NHỰA SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC VÀ CÓ THỂ PHÂN HỦY SINH HỌC (BIO-BASED AND BIODEGRADABLE PLASTIC)

Thứ năm, 18/01/2024, 13:34 GMT+7

Nhựa sinh học có nguồn gốc sinh học và có thể phân hủy sinh học (bio-based and biodegradable plastic) được xem là nhóm nhựa sinh học tiềm năng nhất trong ba nhóm nhựa sinh học phổ biến hiện nay.

2. Đúng như tên gọi nhựa sinh học có nguồn gốc sinh học và có thể phân hủy sinh học được sản xuất từ những nguyên liệu thô có nguồn gốc sinh khối như ngô, mía, củ cải đường, khoai tây, lúa mì,… và có ưu điểm nổi bật là có thể phân hủy sinh học.

3. PLA, PHA, PBS, TPS là những loại nhựa sinh học thuộc nhóm này.

4. Loại nhựa này được đánh giá cao nhờ nguồn nguyên liệu thô có thể tái tạo (giảm phụ thuộc vào tài nguyên dầu mỏ hữu hạn), khả năng phân hủy sinh học và giảm phát thải khí nhà kính.

5. Các loại nhựa thuộc nhóm này cho thấy tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường so với nhựa tổng hợp. Chẳng hạn như PLA, một nghiên cứu năm 2017 ước tính rằng việc chuyển từ nhựa có nguồn gốc dầu mỏ sang PLA làm từ ngô sẽ cắt giảm 25% lượng khí thải nhà kính của Hoa Kỳ.

6. Các loại nhựa thuộc nhóm này đảm bảo được đặc tính vật lí và hóa học không thua kém gì nhựa có nguồn gốc dầu mỏ.

7. Một số loại nhựa thuộc nhóm này như PLA, PHA mang tới triển vọng cho ngành y tế khi cho thấy khả năng tương thích sinh học vượt trội.

8. Với nguồn gốc và khả năng phân hủy sinh học, loại nhựa này được ứng dụng khá phổ biến trong những ứng dụng có tuổi thọ ngắn như bao bì, đóng gói.

9. Giá thành của các loại nhựa sinh học thuộc nhóm này hiện đắt hơn so với nhựa tổng hợp do chúng chỉ mới được sản xuất ở quy mô nhỏ và năng suất thấp.

10. Trừ PHA có khả năng phân hủy sinh học vượt trội trong các môi trường tự nhiên (kể cả đại dương), khả năng phân hủy sinh học của các loại nhựa khác thuộc nhóm này hầu hết đều phụ thuộc vào một số điều kiện kiểm soát của môi trường (nhiệt độ, áp suất,…) tại các cơ sở ủ phân công nghiệp.

11. Các loại nhựa sinh học nói chung, và nhựa sinh học thuộc nhóm này nói riêng vẫn còn hạn chế về các cơ sở xử lý và tái chế công nghiệp.

12. Một số loại vật liệu mới tiềm năng có nguồn gốc sinh học như tảo, rong biển, vỏ tôm, vỏ chuối, hạt bơ,… đang được thử nghiệm để sản xuất các loại nhựa thuộc nhóm này.