Hotline : 02583 978585

NHỰA SINH HỌC LÀM TỪ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP

Thứ năm, 28/12/2023, 14:29 GMT+7

Tái chế chất thải thực vật đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn để tạo ra các vật liệu sinh học hữu ích trong một số lĩnh vực nhất định, trong đó có ngành công nghiệp nhựa sinh học.

Nhựa sinh học từ rác thải nông nghiệp

Nhựa sinh học không chỉ có thể được làm từ thực vật (như ngô, mía, khoai tây, đậu nành, lúa mì,…) mà còn có thể được tạo ra từ rác thải thực phẩm và các sản phẩm phụ của thực vật (rơm rạ).

Nhiều chất thải nông nghiệp tiềm năng đang được sử dụng làm nhựa sinh học như bã mía, lõi ngô, lõi cây cao lương,...

Ưu điểm

- Chi phí tương đối thấp và dễ dàng có được.

- Có khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường.

- Có đặc tính cơ học tương tự với các loại nhựa sinh học khác.

- Hỗ trợ nền kinh tế nông thôn.

- Các sản phẩm nhựa sinh học được tạo ra bằng cách này góp phần vào mục tiêu tái chế, tái sử dụng giúp vận hành nền kinh tế tuần hoàn.

- Việc sản xuất nhựa sinh học bằng các loại vật liệu này sẽ tạo ra vật liệu và quy trình lành tính với môi trường, sau đó là một môi trường sạch hơn.

- Góp phần làm giảm giá thành nhựa sinh học ra thị trường.

Thách thức

- Hệ thống quản lý chất thải thiếu hệ thống và thiếu hiệu quả

- Năng suất sản xuất thấp so với nguồn nguyên liệu.

Tiềm năng

Hiện đang có rất nhiều loại rác thải nông nghiệp có tiềm năng nhưng chưa được khai thác để sản xuất nhựa sinh học một cách rộng rãi. Bã cà phê, vỏ cam quýt, vỏ trấu, vỏ chuối, hạt bơ,… là những chất thải thực vật có hàm lượng cellulose và lignocellulose đầy hứa hẹn trong việc sản xuất nhựa sinh học. Dù vậy, chúng sẽ phải đối mặt với quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi chiết xuất và chuyển đổi các thành phần của chúng,… Nhiều nhà nghiên cứu đang tiến hành tạo ra nhựa sinh học từ các loại vật liệu này với mục đích mở ra các giải pháp bền vững mới trong lĩnh vực nhựa sinh học bằng cách tận những những vật liệu bị bỏ qua này.

Triển vọng sử dụng chất thải nông nghiệp làm nguyên liệu cho nhựa sinh học sẽ được cải thiện nhờ sự tiến bộ của công nghệ sinh học và sự khuyến khích của chính phủ.

Kết luận:

Nhựa sinh học từ rác thải nông nghiệp giúp mở ra thêm sự đa dạng về các nguyên liệu tiềm năng của nhựa sinh học. Nó không chỉ hỗ trợ nền kinh tế nông thôn, góp phần làm giảm tác động môi trường, mà còn đưa nhựa sinh học đến gần hơn với cuộc sống của con người.