Hotline : 02583 978585

NHỮNG SỰ THẬT VỀ NHỰA SINH HỌC (P2)

Thứ năm, 30/11/2023, 10:23 GMT+7

1. Nhiều người cho rằng việc sản xuất nguyên liệu thô để làm nhựa sinh học sẽ cạnh tranh với việc sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, theo ước tính từ Viện Nhựa sinh học và vật liệu tổng hợp sinh học (The Institute for Bioplastics and biocomposites) thì hiện nay nhựa sinh học chỉ sử dụng ít hơn 0,02 diện tích đất nông nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có sự cạnh tranh giữa sản xuất nguyên liệu thô của nhựa sinh học với sản xuất lương thực.

2. Một số người lo ngại, nhựa sinh học có thể chứa GMO. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng cây trồng biến đổi gen không phải là một yêu cầu kỹ thuật bắt buộc để sản xuất bất kì loại nhựa sinh học nào hiện có trên thị trường. Một số loại nhựa sinh học sử dụng cây trồng biến đổi gen để làm nguyên liệu. Dù vậy, quá trình xử lí nhiều giai đoạn và nhiệt độ cao được sử dụng để tạo ra nhựa sinh học sẽ loại bỏ hết mọi dấu vết của vật liệu di truyền (nếu loại nhựa đó sử dụng cây trồng biến đổi gen làm nguyên liệu). Do đó, nhựa sinh học thành phẩm có thể phù hợp để sử dụng trong bao bì thực phẩm và an toàn, vì không còn chứa vật liệu di truyền nữa.

3. Không phải lúc nào tái sử dụng nhựa cũng là giải pháp duy nhất thân thiện với môi trường trong việc giải quyết ô nhiễm nhựa. Trong khi, một số trường hợp tái sử dụng nhựa không giúp tiết kiệm chi phí hoặc gây ra những lo ngại về vấn đề vệ sinh thì các sản phẩm nhựa một lần trong thực phẩm có thể phân hủy lại là một giải pháp khả thi hơn về tính an toàn, hợp vệ sinh và chi phí.

4. Một số người cho rằng nhựa sinh học có thể làm ô nhiễm dòng tái chế cơ học. Tuy nhiên, sự thật, nhựa sinh học giống hệt về mặt hóa học với phiên bản nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch của chúng. Chúng được cho là có thể tái chế cùng nhau. Nhựa sinh học được đánh giá là có thể phân hủy mà không làm ô nhiễm dòng chất thải tái chế nhựa phi sinh học.

5. Một số người cho rằng nhựa sinh học sẽ phân hủy sinh học tại bãi rác, sau khi kết thúc vòng đời của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, điều kiện ở các bãi chôn lấp không có oxy, vì vậy các chất thải phân hủy sinh học rất chậm. Thậm chí một số loại chất thải thực phẩm khi phân hủy trong môi trường kỵ khí (không có oxy) sẽ giải phóng ra khí mê-tan (CH4), một loại khí nhà kính độc hại. Một số loại nhựa sinh học có thể phân hủy như PLA được coi là trơ trong bãi chôn lấp do thiếu oxy. Đối với các loại nhựa này, ủ phân công nghiệp được xem là lựa chọn cuối đời tốt nhất cho chúng.

6. Mặc dù, nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học được thiết kế để phân hủy thành các chất tự nhiên trong môi trường, tuy nhiên chúng đòi hỏi các điều kiện cụ thể để có thể phân hủy sinh học một cách thuận lợi. Trên thực tế, nhựa sinh học vẫn có thể góp phần gây ô nhiễm nhựa nếu chúng không được xử lí đúng cách.