Hotline : 02583 978585

TÍNH BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯỜN RỪNG - NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thứ tư, 09/08/2023, 20:08 GMT+7

Vườn rừng - nông lâm kết hợp đem lại nhiều lợi ích bền vững về kinh tế và xã hội cho con người.

Đầu tiên, vườn rừng tối ưu hóa các nguyên liệu sản xuất (đất, nước, dinh dưỡng). Mô hình này cho thấy tính hiệu quả trong việc giảm chi phí và tối ưu hóa sử dụng các nguyên liệu đầu vào. Sinh vật trong vườn rừng ít tổn thương do sâu bệnh, đồng nghĩa với việc tổn thất thấp hơn trong sản xuất. Vườn rừng còn cho thấy tính hiệu quả trong việc duy trì và cải thiện năng suất theo thời gian. Thực phẩm vườn rừng cho thấy tính rủi ro kinh tế thấp hơn, do độ nhạy cảm thấp hơn với biến động giá và biến đổi khí hậu. Mô hình nông nghiệp này giúp ổn định dòng tiền trong năm và tăng trưởng dần qua các năm, trong chu kì của hệ thống.

Vườn rừng cho phép sản xuất đa dạng các loại, bao gồm thực phẩm, gỗ, cây công nghiệp (cà phê, cao su,...), dược liệu, năng lượng,... Từ đó tạo và đa dạng hóa thu nhập cho người nông dân, mang đến cho họ nguồn thù lao xứng đáng và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tính đa dạng của thực phẩm vườn rừng còn góp phần vào thúc đẩy an toàn thực phẩm và dinh dưỡng và chủ quyền.

Vườn rừng cho thấy tính khả thi trong việc duy trì đa dạng sinh học nông nghiệp, cũng như đạt được sự phục hồi sinh thái và rừng với chi phí thấp hơn so với độc canh. Mô hình nông nghiệp này còn giúp người nông dân tăng cường ý thức xây dựng mối quan hệ bền vững với các khu vực của họ trong cảm giác thuộc về, việc khôi phục sinh thái cũng như bảo vệ môi trường. Vườn rừng còn góp phần tăng cường vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên.

Thực hành vườn rừng đề cao việc trao quyền cho phụ nữ, khi họ là một lực lượng đóng vai trò hàng đầu trong loại hình nông nghiệp này. Từ đó, góp phần bình đẳng quan hệ về giới. Nông nghiệp vườn rừng còn góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, phân bổ lao động tốt hơn trong suốt cả năm. Mô hình này còn cho thấy tính xã hội cao khi phục hồi kiến thức truyền thống, gắn kết các tổ chức xã hội mạnh mẽ và đoàn kết hơn, cũng như củng cố mối quan hệ cộng đồng.

Với tất cả những điều trên, nông nghiệp vườn rừng cho thấy một bức tranh toàn cảnh về việc phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững. Đây là một mô hình nông nghiệp tiến bộ, nhân văn và cần được nhân rộng hơn nữa trên thế giới.